Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Trẻ kém hấp thu ăn được những món gì?

 Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn được ít hơn so với bình thường. Điều này khiến nhiều trẻ ăn được mà không tăng cân, vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng.

Trẻ kém hấp thu là nỗi lo ngại của rất nhiều bố mẹ bỉm, thậm chí còn hơn cả nỗi lo con biếng ăn. Và bố mẹ thường tự hỏi: “Trẻ kém hấp thu ăn được những món gì?” để sớm cải thiện. Đáp án sẽ được bật mí trong bài này. 

1. Thực phẩm chứa men từ sữa

Trong khẩu phần ăn của trẻ kém hấp thu, bố mẹ nên chọn lựa thực phẩm giúp bé hấp thu tốt hơn có chứa men vi sinh tự nhiên như sữa chua, sữa chua uống. Thực phẩm này giúp trẻ bổ sung thêm lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, sữa chua uống còn giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, đồng thời duy trì cân bằng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bố mẹ tránh lạm dụng thực phẩm này vì nếu để trẻ ăn quá nhiều sẽ làm loạn khuẩn đường ruột ở trẻ kém hấp thu.

> XEM THÊM:

4 nguyên nhân báo động khiến bé kém hấp thu chậm tăng cân

Trẻ kém hấp thu phải làm sao? - Hãy xem lý giải của chuyên gia!

Top 3 điều mẹ cần làm khi bé kém hấp thu chậm tăng cân, ăn hoài không lớn! 

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

Video Những điều bố mẹ cần biết về vi chất dinh dưỡng cho con yêu

2. Các thực phẩm giàu vitamin

Vitamin trong cơ thể có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ có đặc tính chống quá trình oxy hóa, khử độc, sửa chữa lại các cấu trúc bị tổn thương. Vitamin tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ thể, nhất là người ốm và trẻ kém hấp thu cũng từ đó cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Để bổ sung vitamin, bố mẹ nên chọn các loại thực phẩm trái cây, rau củ giàu vitamin như chuối, táo, cam, bưởi, súp lơ xanh, cà rốt,… Thừa hoặc thiếu vitamin đều có thể gây nên những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do đó bố mẹ cần chọn lựa thực đơn cân bằng, khoa học giữa các chất dinh dưỡng.

3. Các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan

Các tổ chức y tế hàng đầu đều khuyên rằng cả trẻ em và người lớn nên bổ sung khoảng 14gr chất xơ cho mỗi 1000 calo. Thông thường trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi nên ăn 19gr, trẻ nhỏ từ 4-8 tuổi nên ăn 25gr chất xơ mỗi ngày.

Chất xơ chia làm hai loại: xơ hòa tan và không hòa tan. Bên cạnh việc chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì việc sử dụng quá nhiều chất xơ không hòa tan ở trẻ kém hấp thu cũng làm trẻ đầy bụng, khó tiêu, táo bón và tình trạng kém hấp thu nặng hơn. Chất xơ hòa tan là một loại chất có tính mềm, dính, có khả năng hấp thụ nước trong ruột. Ngoài việc hỗ trợ hình thành khối phân, làm mềm phân, chất xơ hòa tan còn là thức ăn cho các vi sinh vật có lợi đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Bố mẹ nên sử dụng các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan, táo, chuối, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, các loại rau củ có độ nhớt như rau mồng tơi, đậu bắp, mướp… cải bó xôi, bông cải xanh… Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé vì có thể làm phản tác dụng, khiến trẻ bị táo bón, khó tiêu.

4. Các thực phẩm giàu khoáng chất

Khoáng chất là những vi chất không thể thiếu trong cơ thể con người như sắt, kẽm, magie, kali, selen, natri, canxi, photpho,… Khoáng chất có vai trò tương tự như vitamin, mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng các khoáng chất có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khoáng chất còn có vai trò quan trọng trong cân bằng các loại chất lỏng, duy trì sự phát triển của xương cơ, hỗ trợ cho chức năng hệ thần kinh. Một chế độ ăn khoa học cần cân bằng hợp lý giữa các loại khoáng chất. Các bậc phụ huynh cần lựa chọn các thực phẩm giàu khoáng chất như chuối, khoai lang, cá, thịt bò,…

5. Nước

Bên cạnh các thực phẩm giúp bé hấp thu tốt, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc bổ sung nước cho trẻ.

Khi trẻ được bổ sung quá nhiều dưỡng chất mà không đủ chất lỏng, các loại thực phẩm sẽ giống như keo dính trong đường ruột làm giảm khả năng tiêu hoá, hấp thu của trẻ. Tình trạng này sẽ làm cho trẻ kém hấp thu hơn, vì vậy bố mẹ cần chắc chắn phải cho trẻ uống nhiều nước trong ngày. Bố mẹ có thể tham khảo số ly nước cần uống trong ngày dựa theo số tuổi của trẻ dưới đây. Nếu gia đình sống ở nơi có khí hậu nóng, trẻ thường xuyên vận động thể lực thì sẽ cần bổ sung thêm.

6. Các loại trái cây

Khi trẻ gặp hội chứng kém hấp thu, bố mẹ nên tăng cường các loại trái cây trong thực đơn của trẻ. Bởi các loại trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tuyệt vời. Bên cạnh đó, các loại trái cây còn có hàm lượng nước cao giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Bố mẹ có thể tham khảo chọn các loại trái cây giàu dinh dưỡng như cam, bưởi, táo, việt quất, dâu tây, chuối,… hoặc kết hợp nhiều loại dựa trên sở thích của trẻ. Ngoài cách ăn trực tiếp, bố mẹ có thể chế biến hoa quả, trái cây thành sinh tố, nước ép,…

7. Các loại cá

Cá là một trong những nguồn cung cấp đạm cho cơ thể, chứa nhiều axit omega-3 – một loại axit có lợi mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp, rất tốt cho mắt, hệ tim mạch và cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh. Thói quen ăn cá rất tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời cá còn có hương vị thơm ngon và dễ chế biến.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cá và các sản phẩm từ cá là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Cá chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin D,… Ngoài ra, cá còn dễ tiêu hoá hơn các loại thịt. Do đó, đây là một trong những thực phẩm giúp bé hấp thu tốt hơn.

8. Các loại hạt và đậu

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu chứa khá nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất quan trọng như kali, kẽm, sắt và magie. Bên cạnh đó, các sản phẩm này cũng là một nguồn cung cấp đạm tuyệt vời, cần thiết đối với sự phát triển, tăng trưởng, chức năng hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể sử dụng ngũ cốc, đậu nảy mầm nấu chín làm bữa chính hoặc thêm vào các món ăn phụ. Ngoài ra, bố mẹ có thể sấy khô, nghiền thành bột để làm nguyên liệu làm bánh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại hạt nảy mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đặc biệt có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng

 

9. Một số thực phẩm khiến bé trở nên kém hấp thu, các mẹ nên lưu ý!

Khi thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm giúp bé hấp thu tốt, bố mẹ cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng những loại thực phẩm gây tác dụng ngược như các thực phẩm giàu chất béo (bơ thực vật, bơ, thức ăn chiên xào, thịt mỡ, socola, dầu ăn,…). Bên cạnh đó, bố mẹ nên tránh đưa các sản phẩm từ lúa mì, sản phẩm chứa cafein, các loại phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn vào thực đơn của bé. Đối với trẻ không dung nạp hoặc dị ứng sữa, bố mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra chế độ ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể khiến bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi được dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, do đó trẻ cũng cần được cung cấp chất xơ phù hợp.

Nói chung, hội chứng kém hấp thu rất phức tạp. Để khắc phục hiệu quả cha mẹ cần thiết lập và duy trì một thực đơn khoa học với các loại thực phẩm giúp bé hấp thu tốt. Nếu còn lo lắng về tình trạng của con cũng như băn khoăn làm sao để có giải pháp dinh dưỡng đạt hiệu quả nhanh và an toàn, các bậc phụ huynh hãy liên hệ ngay cho viện dinh dưỡng VHN BIO để được tư vấn.

Các bậc phụ huynh có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét