Rất nhiều người học tiếng Anh đã lâu, nhưng phát âm vẫn chưa chuẩn. Trong quá trình giao tiếp, có lúc người đối thoại cùng chẳng hiểu những gì bạn nói. Phát âm là vấn đề rất khó giải quyết với người mới bắt đầu hoặc học tiếng anh cho người mất gốc.
Tại sao có chuyện như vậy? Phát âm tiếng Anh khó ở điểm nào? Và phải làm sao chúng ta có thể cải thiện được điều đó? Hãy cùng Pasal tìm hiểu giải pháp hiệu quả nhất cho nỗi sợ phát âm sai của bạn!
I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt khác tiếng Anh như thế nào?
Ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ khiến nhiều người có thói quen “mặc định” mọi quy cách tiếng Anh theo chuẩn tiếng Việt. Tuy nhiên, xét về cấu trúc, hai ngôn ngữ này có rất nhiều điểm khác nhau. Tiếng Việt đơn âm, trong khi phần lớn tiếng Anh lại là đa âm.
Do đó, không ít người có khuynh hướng nói tiếng Anh như một từ tiếng Việt có nhiều âm (Ví dụ: Từ “teacher” được phát âm thành “tít” + “chờ”, từ “eleven” đọc tách biệt là “i” + “le” + “vần”). Thêm vào đó, tiếng Anh có phụ âm cuối, dẫn đến quy cách nối âm, trong khi tiếng Việt lại riêng biệt và không có nối âm.
Ngoài ra, ở tiếng Việt, các thanh và dấu được sử dụng để diễn tả từ vựng với ý nghĩa khác nhau. (Chẳng hạn: Cô - Cố - Cồ - Cộ - Cổ - Cỗ). Ở tiếng Anh, quy cách này được thay bằng các trọng âm, nghĩa là trong một từ sẽ có âm chính được nhấn mạnh và to hơn so với các âm còn lại. Phát âm từ vựng với các trọng âm khác nhau sẽ dẫn đến ý nghĩa không giống nhau.
Sự “lệch pha” này khiến nhiều người bối rối trong quá trình phát âm ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh.
II. NHỮNG LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP
Người mất gốc tiếng Anh hay mắc lỗi phát âm gì?
1. Thiếu âm của từ
Từ vựng Tiếng Việt chỉ có một âm tiết, còn Tiếng Anh lại có nhiều hơn một. Chính vì thế, chúng ta có xu hướng phát âm chưa trọn vẹn, đặc biệt là thiếu các âm đôi nằm cuối từ, giữa từ (Ví dụ như âm “st” trong “fast”, âm “s” trong “Wednesday”).
2. Không nhấn hoặc nhấn sai trọng âm
Nhấn sai trọng âm hoặc không nhấn trọng âm của từ vựng tiếng Anh có thể khiến người nghe không hiểu, thậm chí hiểu sai nghĩa mà bạn muốn truyền đạt.
Ví dụ : Từ “dessert” (Món tráng miệng) và “desert” (Sa mạc) có cách viết gần giống nhau nhưng trọng âm lại khác biệt hoàn toàn, “dessert” nhấn âm tiết thứ 2 còn “desert” nhấn âm tiết thứ 1. Cần cẩn trọng trong việc nhấn âm, bởi lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình huống “dở khóc, dở cười” với trọng âm trong tiếng Anh.
Bạn đã phát âm desert và dessert đúng chưa?
3. Không nối từ
Phát âm các từ trong câu một cách rời rạc, không nối từ là một trong những thói quen khiến người Việt học tiếng Anh chưa hiệu quả. Tiếng Anh có quy cách nối âm cuối của từ trước với nguyên âm của từ sau, lên giọng và xuống giọng để nhấn mạnh những nội dung quan trọng của đoạn hội thoại, đồng thời tạo nên ngữ điệu trầm bổng, tự nhiên cho ngôn ngữ của mình. Khi trau dồi tiếng Anh, bạn cần lưu ý đặc trưng phát âm này để giao tiếp tốt hơn.
4. Nghe kém nên nói chưa tốt
Nghe và nói là hai kỹ năng liên quan mật thiết với nhau trong quá trình rèn luyện giao tiếp. Nhiều người học tiếng Anh đều cho rằng muốn nâng cao kỹ năng nói thì việc chăm chỉ rèn luyện là điều quan trọng nhất. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Bạn cần luyện nghe thường xuyên để nắm bắt được ngữ điệu tự nhiên của người bản xứ, từ đó nói đúng và trôi chảy hơn.
Xem thêm: Quy tắc xác định trọng âm của từ phải biết
III. QUY TẮC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CƠ BẢN
1. Ngữ điệu (Intonation)
Tại sao ngữ điệu quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp?
Nếu bạn chịu khó hay để ý tới các bộ phim sitcom của Mỹ, bạn sẽ thấy các nhân vật vừa sử dụng ngữ điệu vừa sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) trong giao tiếp. Ngữ điệu lúc lên lúc xuống, lúc trầm lúc bổng phụ thuộc vào mục đích (nhấn mạnh). Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu khi có tới 6 thanh sắc, nhưng người Việt lại hay mắc một lỗi khi nói tiếng Anh không có ngữ điệu lên xuống gì cả.
Có thể lí do chính là vì người Việt vẫn chưa quen với ngôn ngữ thứ 2, mới chỉ quan tâm tới những điều cần nói, từ, câu cú, ngữ pháp. Hoặc có thể người nói chỉ nghĩ nói sao cho người đối diện hiểu được, thế là đủ. Kỳ thực thì việc ngữ điệu trong tiếng Anh cũng phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người nói, vì nó còn mang các yếu tố cảm xúc, thái độ.
Bạn hãy thử tưởng tượng 1 người nói tiếng Việt một mạch không ngắt nghỉ, không nhấn mạnh, không có chỗ lên, có chỗ xuống thì sẽ có cảm giác như nào? Nhàm chán, khô khan, cứng, không gây ấn tượng? Tiếng Anh cũng vậy.
Vì mang yếu tố chủ quan, nên không hề có một hệ thống intonation chuẩn để chúng ta luyện tập theo. Nhưng nó vẫn có những quy tắc cơ bản trong lối nói tiếng Anh hằng ngày của người bản xứ. Bao gồm:
Lên cao ở cuối câu hỏi. (Ví dụ: What is this ?)
Lên cao ở đầu câu cảm thán. (Ví dụ: What a beauty!)
Hoặc câu vừa có ý hỏi vừa cảm thán sẽ lên cao những chỗ thế này: What the hell are you doing?
Hạ giọng ở câu trả lời, câu trần thuật.
Phát âm mạnh, rõ các động từ. trạng từ trong câu và lướt ở các trợ động từ, phụ từ.
Nhấn mạnh vào điều bạn muốn người ta chú ý.
Ngắt nghỉ đúng chỗ.
2. Âm gió (Voiceless consonants)
Hãy luyện tập thật kỹ âm gió trong tiếng Anh!
Trong tổng số 44 âm tiết trong tiếng Anh, có 8 phụ âm được xếp vào âm gió, bao gồm các âm: /p/ /t/ /k/ /f/ /θ/ /s/ /ʃ/ /ʧ/
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất của những âm này là sự xuất hiện của luồng hơi có thể làm lay động một tờ giấy nếu để trước miệng khi phát âm.
Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có các âm tương tự nhưng gần nhưng không hề có kiểu bật hơi như thế. Nên đa phần chúng ta khi nói sẽ rất dễ phát âm các âm này theo “kiểu Việt Nam” nếu như không luyện tập cẩn thận.
Để luyện phát âm chuẩn những voiceless consonants này cách duy nhất là hãy nghe thật kỹ và luyện tập, bắt chước người bản địa. Click để cùng nghe và luyện tập các âm gió này nhé:
3. Âm cuối (Ending sounds)
Tại sao người Việt thường bỏ qua âm cuối trong tiếng Anh?
Thiếu âm cuối là lỗi phổ biến nhất của khi người Việt phát âm tiếng Anh. Nhưng nguy hại hơn ở chỗ nhiều người không hề hay biết mình đang mắc lỗi này.
Nguyên do có lẽ phải làm một phép đối chiếu nhỏ với tiếng Việt. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, một từ chỉ bao gồm một phụ âm và nguyên âm, trong khi với tiếng Anh, khi một từ có thể chứa nhiều phụ âm.
Trong tiếng Việt, từng nguyên âm được đọc rõ nhưng ở phát âm tiếng Anh, phụ âm đóng vai trò chủ đạo còn nguyên âm chỉ được phát âm rõ khi được nhấn trọng âm.
Cứ thế, người Việt chúng ta quen với cách nói thiếu phụ âm, và đặc biệt là phụ âm cuối của từ, tức “âm cuối”; trong khi nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh.
Âm cuối trong tiếng Anh rất phong phú. Để phân loại chúng để các bạn dễ dàng nắm bắt hơn, âm cuối được chia thành 3 trường hợp sau:
3.1 Âm cuối là các âm gió (đã được đề cập ở phần trên)
Đây là nhóm dễ phát âm nhất so với 2 nhóm còn lại, nhưng lại giúp bạn về cơ bản phát âm đúng 60% khi nói tiếng Anh. Cách luyện tập âm cuối hiệu quả nhất chính là ôn lại phần âm gió và kiểm tra lại việc đánh vần các từ có âm cuối (chẳng hạn: which, cheap, rest…) và cố gắng để bật thật rõ những âm này khi nói. Kết quả sẽ phụ thuộc 80% vào sự kiên trì của bạn và 20% còn lại là bạn phải có một người giỏi phát âm sửa lỗi cho.
3.2 Âm cuối là các phụ âm hữu thanh và các phụ âm khác (Voiced consonants và other consonants)
Sau khi đạt mức cơ bản phát âm đúng tiếng Anh khi thành thạo các âm gió, bạn cần phát âm đúng 2 nhóm này để tạm gọi là “nói tiếng Anh hay”.
Ví dụ: hãy thử phát âm các từ này: “dad”, “bag”, “sum”, “rung”, etc.
Trong các từ trên, các âm “d”, “g” và “ng” rất dễ lẫn với âm tiếng Việt tương ứng, và nó chỉ được phát âm khi nó ở vị trí ending sounds ,như trong “dad” hay “didn’t”.
Lưu ý là âm “d” trong tiếng Anh là một âm hoàn toàn mới chứ không hề giống âm “d” hay âm “đ” của tiếng Việt.
Do đó, một cách để bạn luyện nói tiếng Anh hiệu quả là luyện thật tốt các từ cơ bản có chứa các âm khó chứ không cần luyện quá nhiều từ hoặc những từ quá hiếm gặp.
3.3 Những trường hợp đặc biệt
“H” không bao giờ được phát âm (âm câm) khi ở vị trí âm cuối, thậm chí trong một số từ như hour, heir … chữ “h” dù đứng đầu nhưng vẫn trở thành âm câm.
“L” bị thay đổi cách phát âm khi đứng ở cuối từ mà phía trước nó là một âm dài. (Ví dụ: “L” trong “leaf” khác với “L” trong “school”, vì ở “school” có sự xuất hiện của schwa trước khi kết thúc bằng “L”).
“R” có thể được phát âm hoặc câm khi ở vị trí ending sounds. Nếu “r” là kết thúc của 1 từ đơn như “car” hay “four” thì nó sẽ không được phát âm, tuy nhiên nếu từ tiếp theo lại bắt đầu bằng 1 nguyên âm như trong câu “my car is blue” thì lúc này âm “r” sẽ được đọc nối với “is”.
Âm cuối là là tổ hợp phụ âm như trong “world”, “work” hay “girl”. Những trường hợp này cần phải luyện tập nhiều mới thành thục.
4. Nối âm
Nối âm là bí quyết để nói tiếng Anh giống người bản xứ.
4.1 Phụ âm đứng trước nguyên âm
Trong thực tế, người bản ngữ luôn nối âm bất cứ khi nào một từ kết thúc bằng một phụ âm và đi sau nó là một nguyên âm (Ví dụ như “depend on”, “tell us”, “world of”, “move on”).
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, hãy đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ: “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/). “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…
Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /la:v væt/.
4.2 Còn nguyên âm đứng trước nguyên âm thì sao?
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "o", ví dụ:“OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm“W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.
Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…
4.3 Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.
4.4 Các trường hợp đặc biệt
Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/, vd: not yet /’not chet/;picture /’pikchə/.
Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd:education /edju:’keiòn/
Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/.
IV. CÁCH LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN GIỌNG MỸ
Có tới 67 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống, hay chúng ta thường hiểu là tiếng mẹ đẻ. Cùng với đó là hơn 400 triệu người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Là một ngôn ngữ toàn cầu, không ngạc nhiên khi có rất nhiều giọng tiếng Anh khác nhau. Nhưng được ưa chuộng trong cộng đồng người học tiếng Anh vẫn là accent của người Mỹ (USA).
Người mới bắt đầu nên học tiếng Anh giọng Mỹ.
1. Đặc trưng giọng Anh-Mỹ
Ví dụ câu "what a good idea", thay vì phát âm từng từ theo kiểu "ˈwät ˈā ˈgu̇d īˈdēə" thì họ sẽ đọc là "w'd' güdäi deey'". Khác nhau đúng không nào! Tương tự như vậy, "put it in the bottle" sẽ đọc là "pü di di n' bäd'l". Ở đây, âm /t/ sau từ "what", "put", "it" đã bị đổi thành âm /d/ để đọc nối với từ tiếp theo. Người Mỹ rất hay sử dụng cách phát âm tiếng Anh theo kiểu này, vì vậy nếu không hiểu được cách đọc của họ, bạn sẽ khó lòng mà hiểu nổi họ đang nói cái gì.
Có 3 phụ âm khá đặc biệt trong tiếng Anh-Mỹ là âm R, âm T ở giữa chữ và âm Th:
Khi phát âm chữ R thì đầu lưỡi của bạn sẽ không chạm phải bất cứ thứ gì trong khoang miệng cả.
Âm T ở giữa chữ thì sẽ làm cho những từ như "meeting" phát âm giống như "meeding".
Một từ rất thường được sử dụng trong tiếng anh là "The". Âm Th là một âm rất quan trọng, khi bạn phát âm những chữ như the, these, those, they, them, there, they're, their, this, that, then thì âm Th cũng sẽ được thay thế thành âm D. Ví dụ như: "dese" hoặc "dose".
Xem thêm: Âm /s/ và âm /z/ khác nhau thế nào?
2. Cách phát âm Âm T theo giọng Mỹ
Có 4 nguyên tắc cơ bản khi phát âm T theo giọng Mỹ là: /T/, /D/, không phát âm và dạng kết hợp.
2.1. Âm T được phát âm là /T/ (gần giống như khi chúng ta nói /thờ/ trong tiếng việt nhưng phải bật hơi mạnh và rõ ràng) trong các trường hợp
Chữ T đứng ở đầu mỗi từ (Ví dụ: table, take, tomorrow, teach, ten, turn, Thomas tried two times).
Khi âm T được nhấn mạnh hoặc trong các kết hợp ST, TS, TR, CT, LT và đôi khi là NT (Ví dụ: They control the contents).
Trong thì quá khứ, âm D phát âm gần giống như T (Ví dụ: picked [pikt], hoped [houpt], raced [rast], watched [wächt], washed [wäsht]).
Chữ bắt đầu bằng T sau các từ kết thúc bằng các phụ âm như f, k, p, s, ch, sh, th (Ví dụ: It took Tim ten times to try the telephone).
2.2. Âm T được phát âm là /D/ khi nó đứng ở giữa cấu trúc từ
Ví dụ như letter sẽ nghe như /ledder/.
Cùng luyện thêm một số từ phát âm theo kiểu này nhé:
Water, daughter, bought a, caught a, lot of, got a, later, meeting, better
What a good idea. [w'd' güdäi deey']
Put it in a bottle. [pü di di n' bäd'l]
Get a better water heater. [gedda bedder wäder heeder]
Put all the data in the computer. [püdall the dayd' in the k'mpyuder]
Patty ought to write a better letter. [pædy äd' ride a bedder ledder]
2.3. Âm T câm
Khi hai âm N và T đứng cạnh nhau.
Ví dụ: interview [innerview]
international [innernational]
advantage [ædvæn'j]
percentage [percen'j]
Khi âm T đứng ở cuối từ.
Ví dụ: put, what, lot, set, hot, sit, shot, brought.
That's quite right, isn't it?
2.4. Dạng kết hợp
Âm T trong các cấu trúc -tten, -tain hay TN sẽ bị thay đổi cách phát âm một chút. Âm T được phát ra rất nhẹ (như ta phát âm /thờ/ mà không bật hơi). Còn trong cấu trúc NT thì sẽ bắt đầu bằng việc phát âm /thờ/ không bật hơi và kết thúc nhanh bằng âm /n/.
Ví dụ: Written, certain, forgotten, sentence
He's forgotten the carton of satin mittens.
She's certain that he has written it.
Martin has gotten a kitten.
2.5. Phương pháp luyện phát âm giọng Anh-Mỹ
Pronunciation Workshop là hệ thống học ngữ âm được sáng lập bởi chuyên gia Paul S.Gruber, một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ nổi tiếng thế giới. Hiện nay, với hệ thống này, Paul S.Gruber đã giúp cho hàng triệu người học tiếng Anh trên toàn thế giới có thể tự tin phát âm chuẩn Anh - Mỹ. Rất nhiều các công ty lớn cũng mời ông về để đào tạo Ngữ âm cho nhân viên của mình như: Microsoft, Verizon, Motorola và cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ Nasa. Ngoài ra, các trường Đại học danh tiếng như Harvard, Berkeley,... cũng mời ông về để đào tạo cho sinh viên của mình. Hiện tại, ở Việt Nam, hệ thống Pronunciation Workshop đang được cung cấp độc quyền Video và giáo trình chuẩn bởi Tổ chức đào tạo tiếng Anh giao tiếp Pasal.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm Ngộ nhận trẻ con không cần học phát âm tiếng Anh để hiểu tầm quan trọng của việc học phát âm tiếng Anh nhé!
Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét