Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Ăn dặm 3 bữa như thế nào để đảm bảo khoa học mà bé không nhàm chán

 Ăn dặm cho bé tưởng chừng đơn giản ai ngờ khó không tưởng. Hầu hết thực đơn ăn dặm của các bà mẹ Việt Nam chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp năng lượng tối thiểu cần cho sự phát triển của trẻ. Điều này giải thích tại sao trẻ nhỏ ở Việt Nam chậm phát triển hơn so với các nước Châu Âu. Thay vì tìm kiếm những kiến thức không chính thống, các mẹ hãy tham khảo ngay những thực đơn ăn dặm 3 bữa đầy đủ dưỡng chất, thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ ngay qua bài viết dưới đây.

 

1. Sự khác biệt tạo nên chất lượng của chế độ ăn dặm khoa học

Việt Nam là một nước đang phát triển, nên so về chất lượng sống vẫn còn kém hơn so với các nước phát triển. Nhìn vào thực tế sự phát triển của trẻ nhỏ cũng đủ để cho thấy tầm quan trọng của dinh dưỡng. Ở các nước Châu Âu, chế độ ăn dặm của trẻ được xây dựng khoa học dựa trên những nghiên cứu về các yếu tố dinh dưỡng cần thiết. Không những thế, sự cải thiện, sáng tạo trong chế độ ăn dặm với thực đơn 3 bữa hoàn toàn khác nhau tạo cho trẻ cảm giác thích thú với việc ăn uống.

Ở nước ta, hầu hết chế độ ăn dặm cho trẻ đơn thuần, ít có sự chăm chuốt nên hàm lượng dinh dưỡng không thật sự dồi dào cho quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, có thể thấy ăn dặm 3 bữa của trẻ luôn rập khuôn theo cùng một món ăn. Không có sự đổi mới và chưa thật sự được nhiều bậc phụ huynh quan tâm về hàm lượng dinh dưỡng có trong từng món ăn. Dường như đây cũng là căn nguyên khiến cho tỷ lệ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng.

> XEM THÊM:

Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

2. Ăn dặm 3 bữa khoa học là gì?

Ăn dặm 3 bữa cũng giống như người lớn ăn cơm ngày 3 giờ. Đó chính là những bữa ăn dặm chính của trẻ để cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động, vui chơi. Ngoài bú mẹ, ăn dặm chính là nền tảng quan trọng nhất giúp trẻ cân bằng các quá trình chuyển hóa, phát triển trong cơ thể.

Ăn dặm 3 bữa khoa học được xây dựng dựa trên hàm lượng dinh dưỡng cần thiết phù hợp cho từng độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, khoảng 6 tháng tuổi thì dinh dưỡng trong sữa mẹ còn nhiều và trẻ chỉ ăn dặm để bổ sung thêm. Chính vì thế, chế độ ăn còn đơn giản, chưa cần kết hợp nhiều. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn, ăn dặm 3 bữa phải được cải thiện về cả số lượng và chất lượng các món ăn. Không chỉ đảm bảo đủ dinh dưỡng mà còn phải thơm ngon và cách chế biến phù hợp với thể trạng của trẻ. Cũng giống như mức độ thô của thức ăn được tăng dần theo số tuổi.

3. Một số món ăn ngon dành cho các bữa ăn dặm của trẻ

Sáng, trưa, chiều tối - mỗi bữa ăn là một “thiên đường mới”. Sự đa dạng thức ăn, đồ uống giúp trẻ thích nghi tối hơn với chế độ ăn dặm khoa học. Điều này cải thiện nhanh tình trạng biếng ăn, bỏ bữa và chậm phát triển của trẻ. Một số món ăn dặm 3 bữa mà các mẹ có thể tham khảo như:

3.1. Bữa sáng         

Sáng sớm là thời điểm trẻ cần nạp nhiều năng lượng và đây cũng là bữa chính quan trọng nhất của trẻ. Mẹ có thể sử dụng các món cháo dinh dưỡng, đơn giản, dễ thực hiện kèm theo một ly sữa công thức đi kèm. Thời gian đầu, các món cháo dinh dưỡng như cháo thịt bằm rau củ, cháo gà hầm hạt sen, cháo thịt cua... Tốt nhất buổi sáng cần thực đơn tối giản nhưng giàu dinh dưỡng. Cho trẻ sử dụng theo nhu cầu.

Một số món ăn chính trong thực đơn buổi sáng như: cháo thịt gà, cháo lươn, cháo thịt bò bằm...

3.2. Bữa trưa

Đối với bữa trưa nên có sự phong phú và cầu kỳ cho các món ăn dặm. Nếu trẻ đủ lớn và sử dụng được thức ăn thô thì nên cân bằng giữa các loại rau củ quả luộc và các loại thịt, cá, trứng nấu chín. Không nên chỉ sử dụng nước cốt thịt cho trẻ mà phải cho trẻ thưởng thức nguyên bản các món ăn để kích thích sự phát triển của các giác quan và hệ thống khung răng của trẻ. Màu sắc món ăn cũng là một cách để mẹ hấp dẫn trẻ. 

Bữa trưa, nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải, không nên quá no và chế độ bú bắt đầu ít dần. Đặc biệt, gia vị cho những món ăn nên được điều tiết, không quá mặn, quá cay hoặc quá ngọt. Đây là thời điểm rất nhạy cảm, chế độ ăn dặm quyết định phần lớn phong cách ăn uống về sau của trẻ.

Một số món ăn cho bữa trưa nhẹ nhàng như: rau bắp cải, rau súp lơ, cà rốt, khoai tây, hải sản luộc lóc lấy phần thịt băm nhuyễn, thịt gà hầm, thịt lợn luộc mềm hay thịt bò bằm...

3.3. Bữa tối

Cũng giống như người lớn, chế độ ăn buổi tối nên giảm bớt lượng calo. Mặc dù vậy, trẻ vẫn phải được đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết. Khẩu phần ăn buổi tối ít hai sáng, trưa và hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Có thể cho trẻ bú sữa mẹ hoặc kèm theo sữa công thức nếu trẻ cảm thấy đối. Kết hợp với một số loại trái cây vào cuối bữa ăn giúp cung cấp thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất. Một số món ăn chính có thể sử dụng cho thực đơn buổi tối như: rau củ quả luộc, trứng, thịt gà, cá béo...

Xem thêm : Ăn dặm 2 bữa

 

Khẩu phần ăn dặm của mỗi trẻ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Chính vì thế, ăn dặm ba bữa cần phải tuân thủ quy tắc trên. Trẻ càng nhỏ tuổi thì thức ăn sử dụng ở dạng mềm, loãng sau đó tăng dần độ thô của thức ăn cùng với hàm lượng dinh dưỡng và khẩu phần ăn. Trên đây là chế ăn dặm 3 bữa mà VHN Bio muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh. Hy vọng bài viết giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng và xây dựng cho trẻ hàm lượng dinh dưỡng 3 bữa ăn dặm tốt nhất. 

Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét