Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

ĐÀN PIANO CƠ YAMAHA U3F

 Đàn piano cơ Yamaha U3F là dòng đàn Yamaha thuộc dòng Series U3 cao cấp.Với chiều cao chuẩn cùng với bảng cộng hưởng đàn tốt giúp cây đàn trở nên thanh thoát và đẹp cho trong mắt nhiều người sành đàn

 

U3F

Thông tin sản phẩm Yamaha U3F

  • Chiều cao : 131 cm

  • Chiều ngang : 160 cm

  • Chiều sâu : 65 cm

  • Bề mặt phím trắng : Acrylic

  • Bề mặt phím đen : Phenol

  • Nỉ búa đàn : Được ép chặt bằng nỉ lông cừu cao cấp | Thiết kế với T-fasteners

  • Bảng cộng hưởng: Soundboard rắn chắn, gỗ vân sam

  • Action: Cân bằng, kiểm soát tốt trên bàn phím | Độ ổn định trên 100 năm

  • Dây Bass: Chất liệu đồng rắn

  • Ngựa đàn: Gỗ Mapple rắn chắc

  • Thanh Cutoff: 2

 

U3F-1

Những tính năng của Yamaha U3F

Phím đàn piano cơ Yamaha U3F được thiết kế giống với piano grand giúp tăng độ nhạy bén và cảm giác nhẹ nhàng khi chơi.

Piano Yamaha U3F có búa đàn sử dụng chất liệu là lông cừu tự nhiên 100%, đây là loại chất liệu tốt nhất để tạo ra âm thanh chắc và dầy đặc trưng của dòng U3, hơn nữa chất liệu lông cừu rất bền, ít bị tác động từ môi trường xung quanh.

Bộ máy đàn được chia làm 4 khoang, khoang âm thanh rộng đem lại cho người dùng âm thanh đúng chuẩn Yamaha, đồng thời còn tạo ra nhiều sắc thái âm thanh khác nhau, âm thanh phát ra sẽ phong phú, cân bằng, cộng hưởng và diễn tả chính xác những suy nghĩ của người chơi.
 

U3F-2

Xem thêm :

Đàn Piano cơ Yamaha U3E

Đàn Piano cơ Yamaha U3H 

 

U3F-3

Địa chỉ mua đàn Piano tốt nhất tại Hà Nội ?

CÔNG TY TNHH ÂM NHẠC BÌNH MINH là đơn vị chuyên bán các sản phẩm đàn piano chính hãng , đàn piano cơ , piano điện....cùng với nhận dạy và đào tạo đàn.Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, chúng tôi luôn mang đến các sản phẩm chính hãng, chất lượng đi kèm với mức giá và chế độ hậu mãi tốt nhất thị trường.

ÂM NHẠC & NHẠC CỤ BÌNH MINH
🏛️ LH: Công ty TNHH Âm Nhạc Bình Minh
SHOWROOM PIANO JAPAN
Địa chỉ: 60 Ngõ 68 Cầu Giấy- Hà Nội
Kho đàn điện: Số 44 Ngõ 68 Cầu Giấy
Kho đàn cơ: Số 9 Phạm Văn Bạch Cầu Giấy Hà Nội.
☎️ 024-3767-8217 
☎️ ĐT: 0902.008.999  HỖ TRỢ ZALO 0932.279.366

Tuyển du học nghề ngành đóng gói , chế biến thực phẩm và bán hàng tại CHLB Đức

 CHLB Đức là 1 nước phát triển thuộc liên minh châu âu EU.Để được học tập và làm việc tại Đức luôn là mơ ước của nhiều người Việt.Hôm nay trung tâm du học Kevin xin giới thiệu đơn hàng du học nghề đóng gói, chế biến thực phẩm và bán hàng tại CHLB Đức

1.Đối tượng tuyển sinh

  • Nam – Nữ từ 18-30 đã tốt nghiệp THPT
  • Có trình độ tiếng Đức B1 (Nếu chưa đạt sẽ được đào tạo)

2.Ưu điểm của chương trình

  • Được miễn phí 100% tiền học phí trong suốt quá trình học 3 năm
  • Được thực tập tại các xưởng chế biến và đóng gói tại Bang Brandenburg và được trợ cấp tối thiểu từ 850 Euro đến 1000 Euro / tháng
  • Trong thời gian học nghề 3 năm được đóng bảo hiểm xã hội
  • Có cơ hội đi làm thêm 40 giờ / tháng , với mức thu nhập tối thiểu 9,19 Euro / Giờ (Tương đương với 18 – 20 triệu / tháng)
  • Sau khi học xong được ở lại Đức làm việc lâu dài với mức lương 2,200 – 3,000 Euro / tháng (tương đương 58 – 80 triệu vnđ) và sau 2 năm làm việc liên tục có quyền cư trú dài hạn tại Đức

3.Hồ sơ

  • Hộ chiếu
  • 10 ảnh sinh trắc ( Chụp tại 42 Hai Bà Trưng – Hà Nội)
  • Bằng tốt nghiệp và học bạ cấp 3
  • Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại Sứ Quán Đức

 Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Trung tâm du học Kevin tại Bắc Ninh

 Văn phòng Du học Nhật Bản Kevin

 Địa chỉ: 594 Nguyễn Trãi phường võ cường tp Bắc ninh.

 Hotline phòng tuyển dụng:

 0866992056( Zalo/Facebook 24/7)

 0866992056( Zalo/Facebook 24/7)

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao?

 Theo số liệu thống kê cho biết, có đến hơn 50% trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, chậm tăng cân trong độ tuổi từ 1 đến 6. Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng luôn là nỗi lo lắng của không ít các ông bố bà mẹ. Vậy bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Làm thế nào để giúp bé ăn uống ngon miệng và hấp thu được các chất dinh dưỡng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

 

1. Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng là gì? 

Kém hấp thu chất dinh dưỡng là tình trạng mặc dù chúng ta vẫn ăn uống bình thường nhưng đường ruột lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein có trong thức ăn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, có thể kể đến như:

1.1. Chế độ ăn uống chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng chắc chắn sẽ gây ra hấp thu kém. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống của bé phải cân bằng đủ 4 nhóm: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Hơn nữa, cách chế biến món ăn cũng ảnh hưởng đến hứng thú ăn uống và khả năng hấp thu của bé nên cha mẹ cũng cần đa dạng trong cách chế biến cũng như chủng loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

> XEM THÊM:

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao để khắc phục nhanh nhất?

15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục

Trẻ lười ăn hấp thu kém phải làm sao? Bố mẹ cần tìm hiểu ngay!

1.2. Chế độ ăn uống không khoa học

Cha mẹ cho bé ăn không đúng cách, thời gian ăn uống không khoa học, ăn quá sớm hoặc quá muộn, chế biến đồ ăn không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của bé cũng đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ.

1.3. Loạn khuẩn đường ruột

Bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là với những bé thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. 

1.4. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Cơ thể thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm, magie, canxi khiến cơ thể bé mệt mỏi, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa,... từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

1.5. Thiếu enzyme

Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt enzyme sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.

1.6. Do bệnh lý 

Bé mắc bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,… cũng sẽ khiến bé bị hội chứng hấp thu kém.

2. Biểu hiện của trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Bé kém hấp thu dinh dưỡng sẽ có một số biểu hiện như sau:

- Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, phân sống, mùi tanh.

- Trẻ biếng ăn, chậm lên cân hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

- Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng và sôi bụng.

- Sút cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

- Giảm khẩu vị, giảm cảm giác thèm ăn.

- Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu thiếu sắt; có thể phù ở chân do thiếu B1; đau cơ, chuột rút do thiếu canxi, v.v…

- Những trường hợp kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể phù do giảm protein máu, da khô…

3. Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao?

Để giúp bé tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể, cha mẹ nên thực hiện các cách sau đây:

- Ăn đủ lượng: Cần cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là khi trẻ vận động nhiều. Khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ cũng khác nhau, do vậy mẹ cần chuẩn bị lượng thức ăn vừa đủ để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.

Xem thêm : Bé biếng ăn quá phải làm sao

 

- Ăn đủ chất: Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất chất đạm – chất béo – đường bột – vitamin và khoáng chất

- Ăn đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến: Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn với nhiều cách chế biến khác nhau, vừa giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển toàn diện.

- Không cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ khó tiêu hóa và không hấp thu được cũng như không được ép trẻ ăn quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ khiến trẻ biếng ăn tâm lý.

- Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa, bổ sung thêm sữa chua vào các bữa ăn vặt trong ngày để bổ sung thêm lượng men tiêu hóa cho trẻ.

- Tránh cho trẻ ăn vặt, bánh kẹo, đồ ngọt vào trước bữa ăn khiến trẻ không còn hứng thú ăn bữa chính nữa. 

- Tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần.

- Tăng cường vận động cho trẻ, cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao,  giúp trẻ tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bé tăng cường khả năng hấp thu cũng như kích thích trẻ ăn ngon miệng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin bổ sung nguồn khoáng vi lượng thiết yếu như kẽm, selen, đồng, mangan, hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất như hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta - glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine, thành phần EX-CUMIN® độc quyền, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn, kích thích sự thèm ăn tự nhiên ở trẻ nhỏ, từ đó tăng cường khả năng hấp thu cho cơ thể, đồng thời giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm tăng cường hấp thu cho trẻ cũng như được tư vấn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

5 nguyên tắc mẹ cần nắm được khi trẻ tập ăn dặm lười ăn

 Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà trẻ không thích ăn dặm dẫn đến còi cọc, nhẹ cân. Bố mẹ có khắc phục ngay tình trạng trẻ tập ăn dặm lười ăn với 5 nguyên tắc sau đây.

 

1. Tại sao trẻ tập ăn dặm lười ăn?

1.1. Do trẻ chưa quen với việc ăn dặm

Việc bắt đầu chuyển từ ăn sữa mẹ ở dạng lỏng sang việc ăn các thức ăn dạng đặc sẽ khiến con chưa thể làm quen ngay với sự thay đổi này, khiến con có thái độ không muốn hợp tác, không muốn ăn. Một số bé lại không thích ăn dặm vì không quen ăn bằng thìa.

1.2. Thực đơn ăn dặm cho bé nhàm chán, không hấp dẫn

Nếu mẹ không thường xuyên thay đổi món ăn dặm cho bé, ngày nào cũng cho con ăn lặp đi lặp lại những món ăn giống nhau dần dần sẽ khiến bé chán ngán, không thấy ngon miệng và bé sẽ chán ăn rồi dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Ngoài ra, thói quen chế biến của mẹ cũng làm cho bé lười ăn dặm. Nhiều mẹ nghĩ nước hầm xương chứa nhiều canxi, chất béo động vật nên thường xuyên dùng nước hầm xương để nấu bột cho bé. Để bé thường xuyên ăn nước hầm xương lâu ngày mà bé không hấp thu được sẽ khiến bé bị còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.

1.3. Do môi trường ăn uống không phù hợp

Ngay từ những ngày đầu tập ăn dặm, nếu mẹ cho trẻ đi ăn rong, vừa ăn vừa xem tivi, chơi các thiết bị điện tử… Những hành động này vô tình gây ra những ảnh hưởng không hề tốt đến việc trẻ lười ăn dặm. Khi vừa cho trẻ ăn lại vừa cho trẻ chơi hoặc xem ti vi như xem hoạt hình,… sẽ khiến bé mất tập trung, không có hứng thú với việc ăn nữa. Bé ăn trong vô thức và không cảm nhận được mùi vị của món ăn. Việc ăn uống không tập trung dễ khiến trẻ gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, phân sống.

1.4. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là độ tuổi đẹp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện nên cơ thể sẽ không hấp thu được tốt các dưỡng chất, khiến cho hệ tiêu hóa của bé trở nên không thể tiêu hóa được thức ăn khiến bé không muốn ăn.

1.5. Chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi

Bé đã qua 7 tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cho ăn cháo loãng mịn như hồi mới bắt đầu ăn dặm, qua 10 tháng tuổi mà bé vẫn ăn cháo đặc… cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn dặm. Nếu mẹ không cho bé ăn dặm theo đúng độ tuổi, bé không phân biệt được cấu trúc thức ăn, dần dần biếng ăn và sợ ăn.

1.6. Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Quá trình mọc răng làm bé khó chịu, gây sưng lợi, ngứa lợi và sốt sẽ làm bé không muốn ăn dặm. Trẻ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn sẽ khiến trẻ thấy mệt mỏi và không muốn ăn. Hay khi bé bị rối loạn tiêu hóa sẽ có một số triệu chứng như: nôn trớ, đầy bụng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… cũng sẽ khiến bé từ chối thức ăn. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời để giúp bé cải thiện lại tình trạng ăn uống.

> XEM THÊM:

“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

7 thử thách bố mẹ hay gặp khi cho bé ăn dặm

2. 5 nguyên tắc giúp bé cải thiện tình trạng lười ăn dặm

2.1. Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé

Nhiều mẹ lo lắng cho con ăn thô sẽ khiến con khó nuốt và bị hóc nên không dám tăng độ thô thức ăn cho bé. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ khẳng định rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng trẻ có, mà liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Với mỗi độ tuổi của bé, mẹ cần phải thay đổi cấu trúc ăn dặm phù hợp, cụ thể:

- Trẻ 5-6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn để bé làm quen với việc ăn dặm nên mẹ cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này là bột sánh, bột loãng.

- Trẻ 7-8 tháng tuổi: Giai đoạn này, trẻ đã tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Mẹ có thể chế biến thức ăn ở dạng, nghiền sơ và sánh để trẻ tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

- Trẻ 9-11 tháng tuổi: Sang giai đoạn này, trẻ đã mọc vài chiếc răng và đang tập nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của trẻ chỉ cần được ninh mềm, cắt nhỏ từ 0,5 cm, dài 2 – 3 cm và mẹ cho trẻ tự bốc ăn và nghiền nát bằng lợi.

- Trẻ 12-15 tháng tuổi: Lúc này, trẻ đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn bằng răng. Mẹ chỉ cần cho bé ăn dặm ở dạng mềm để bé dễ nhai nuốt là được..

2.2. Thường xuyên thay đổi thực đơn

Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món ăn thường xuyên để con làm quen được nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho bé

2.3. Không ép trẻ ăn

Việc thúc ép, quát mắng trẻ sẽ khiến con có cảm giác sợ ăn. Khi mới bắt đầu ăn dặm, nếu bé tỏ thái độ không hợp tác, mẹ nên tạm dừng việc cho trẻ ăn, cho trẻ bú thêm sữa và thử lại vào những lần tiếp theo.

2.4. Không kéo dài bữa ăn

Mẹ bỏ ngay những thói quen xấu khi cho trẻ ăn như đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Như vậy, trẻ sẽ tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mỗi bữa chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút để bé cảm thấy ngon miệng và hứng thú với bữa ăn.

Xem thêm : Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân

 

2.5. Bổ sung bữa phụ hợp lý

Mẹ nên cho trẻ tập ăn khi đói bụng, không cho bé bú hay uống sữa trước khi ăn. Mẹ nên giảm bớt lượng sữa để bé có cảm giác đói và muốn ăn dặm. Tốt nhất, ở giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, một ngày, mẹ nên cho trẻ uống từ 500 – 700 ml sữa cùng với 1 hoặc 2 bữa ăn dặm.

Hy vọng rằng với 5 nguyên tắc ăn dặm trẻ nhỏ, cha mẹ đã có biện pháp để khắc phục tình trạng trẻ tập ăn dặm lười ăn, giúp bé tăng cân, phát triển tốt. Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.