Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò  quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

Bảo hiểm đóng vai trò là công cụ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế xã hội đời sống của dân cư, thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong xã hội.
Để tránh thất thoát cho tài sản các pháp nhân, thể nhân có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình và nếu gặp rủi ro thì thiệt hạn sẽ được bù đắp bằng tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Đồng thời, cũng chính nhờ tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho các pháp nhân, thể nhân có thể duy trì được hoạt động bình thường, ổn định đời sống khi gặp rủi ro. Mặt khác an toàn về tính mạng, sức khoẻ là vấn đề được cá nhân, cộng đồng và Nhà nước quan tâm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bù đắp vật chất trong các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, nó trở thành một trong những phương tiện bảo vệ con người.
Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người tham gia bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro và giảm bớt các hậu quả của rủi ro. Bởi vì, phòng tránh và giảm bớt hậu quả của rủi ro là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm được pháp luật ghi nhận và thường được các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm ghi thành các điều khoản hợp đồng. Do mối quan hệ ràng buộc như vậy giữa người tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bảo hiểm càng chứng minh có vai trò là công cụ động viên, tập trung vốn cho nền kinh tế. Bởi vì, nhiều tổ chức, cá nhân đơn lẻ đóng phí bảo hiểm tạo nên quỹ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và trong thời gian chưa sử dụng, quỹ bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tham gia các hình thức đầu tư.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động đặc thù phức tạp – kinh doanh trên những rủi ro, có xung đột lợi ích trực tiếp, dễ bị lợi dụng, khó quản lý giám sát, cần có pháp luật điều chỉnh để bảo vệ  lợi ích của các chủ tthể tham gia trong những điều kiện khả thi.  Ngoài ra, trong một số trường hợp bảo hiểm liên quan đến chủ thể thứ ba.
Ví dụ: Theo chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới đối với người thứ ba thì người mua phí bảo hiểm là chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới còn người được hưởng tiền bảo hiểm là người thứ ba bị thiệt hại. Do đó việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ phương tiện và doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm bảo vệ lợi ích cho người thứ ba.
Thứ ba, pháp luật là công cụ bảo đảm cho các hoạt động của các chủ thể tham gia bảo hiểm thương mại phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội
Do bản chất và chức năng của nó mà pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu thiếu sự điều chỉnh của pháp luật thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thể tiến hành thuật lợi và nghĩa vụ của các bên tham ra quan hệ bảo hiểm sẽ không được bảo đảm thực hiện trong những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.

Bảng giá sơn Mykolor

Bảng giá Sơn Mykolor được công ty sơn Mykolor cung cấp cho Quý khách hàng với cam kết “Tất cả các thông tin trong bảng báo giá đều là những công bố chính thức của tập đoàn 4 Oranges mà không có bất kỳ sự thay đổi, chỉnh sửa vì lợi ích cá nhân nào”.
Lưu ý: Hầu hết các thương hiệu sơn Uy tín trên thị trường hiện nay như: Mykolor, Spec, Dulux, Jotun, Expo... Đều Có Quy định chung từ Nhà sản xuất đối với hệ thống Phân phối chính thức của mình là KHÔNG CẬP NHẬT BẢNG BÁO GIÁ ONLINE. Chính vì vậy, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến đúng Trung tâm phân phối sơn nước có uy tín, để mua được các loại sản phẩm cao cấp hay kinh tế cho công trình của mình với GIÁ THÀNH TỐT NHẤT, ƯU ĐÃI NHẤT.
Để nhận được giá Sơn Mykolor mới nhất năm 2018 với mức chiết khấu Ưu đãi cùng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo tuyệt vời nhất, Quý khách hàng vui lòng tham khảo kĩ các lưu ý dưới đây:

1. Liên hệ nhận Bảng giá Sơn Mykolor mới nhất năm 2018 theo 2 hình thức:

+ Liên hệ trực tiếp theo Holine: 0981.89.59.89
+ Đăng ký nhận bảng báo giá qua mail: mykolorgrand@gmail.com theo form:
* Họ tên: Trần Văn A
* Số điện thoại: 09...abcxyz
* Địa chỉ công trình: Số nhà, phường(Xã), quận(Huyện), Thành Phố(Tỉnh)
Lưu ý: Quý khách hàng cần chuẩn bị trước các thông tin về diện tích công trình (chiều dài x chiều rộng x chiều cao), hình chụp mặt tiền công trình hoặc bản vẽ thiết kế CAD để Nhân viên tư vấn của chúng tôi dễ dàng hơn trong việc tính dự toán khối lượng vật liệu cho công trình, đồng thời hỗ trợ phối màu 3D mặt tiền nhà miễn phí nếu được yêu cầu.
Bạn có thể tham khảo qua phương án phối màu 3D mặt tiền dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ hỗ trợ của Kho sơn Mykolor Grand: Phối màu Sơn Mykolor ngoại thất trên không gian 3D

2. Bảng giá Sơn Mykolor mới nhất năm 2018 bao gồm các dòng sản phẩm:

  • Bột trét tường Mykolor Grand
  • Sơn lót Mykolor Grand
  • Sơn phủ nội thất Mykolor Grand
  • Sơn trắng trần Mykolor Grand
  • Sơn phủ ngoại thất Mykolor Grand
  • Sơn chống thấm chuyên dụng Mykolor Grand
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại: Danh mục sản phẩm Sơn Mykolor Grand cao cấp
3. Một số tính năng nổi bật cần chú ý khi đọc bảng giá Sơn Mykolor Grand:
  • Mùi tự nhiên (hàm lượng các chất bay hơi gây hại VOC thấp)
  • Chống bám bẩn
  • Dễ lau chùi
  • Màng sơn bóng, mịn
  • Chống thấm nước, rêu mốc
4. Các dịch vụ hỗ trợ kèm theo miễn phí khi chọn mua sơn mykolor tại Kho sơn Mykolor Grand
  • Triết khấu cao nhất thị trường hiện nay
  • Tư vấn màu sắc trực tiếp ngay tại công trình, lập dự toán và phối màu 3d ngoại thất với 3 gam màu đẹp nhất hiện nay
  • Qúy khách có thể thăm quan và lấy hàng trực tiếp tại kho của nhà máy 4.Oranges Miền Bắc để đảm bảo 100% hàng chính hãng
  • Giám sát thi công (miễn phí) theo đúng quy trình kỹ thuật thi công của nhà máy, để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ công trình sau khi hoàn thiện
  • Bảo hành 5 năm chất lượng sản phẩm từ nhà máy 4.Oranges
  • Vận chuyển miễn phí tại khu vực nội thành Hà Nội
Rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!

BÌNH Ủ TRÀ SỮA TỐT NHẤT TẠI AUTOSHOP

Với các thiết bị chuyên nghiệp, tự hào là đơn vị cung cấp máy móc thiết bị pha chế cho rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng, hay thương hiệu trà sữa lớn như Gong – Cha, Royal Tea, Icha…. AUTOSHOP là đối tác chiến lược đơn vị chuyên cung cấp máy móc thiết bị pha chế UY TÍN – CHẤT LƯỢNG hàng đầu Việt Nam hiện nay . Không chỉ đưa ra những giải pháp thiết kế, setup quán tốt nhất, cùng với đội ngũ trẻ nhiệt huyết Autoshop đã cung cấp những loại máy pha trà sữa cần thiết với giá cả ưu đãi phù hợp nhất giành cho bạn.
Bình ủ và giữ nhiệt trà sữa luôn là thiết bị đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến để tiến hành mở 1 cửa hàng kinh doanh trà sữa.Bình giữ nhiệt trà sữa lưu trữ được 1 lượng cốt nước trà lớn, bảo đảm nhiệt độ cần thiết và đặc biệt giữ nguyên được hương vị trà sữa ban đầu
binh-u-tra
Bình ủ trà

Những loại bình ủ trà sữa tại Autoshop

Autoshop - Đơn vị cung cấp thiết bị máy móc kinh doanh trà sữa hàng đầu Việt Nam.Chúng tôi cung cấp đủ các loại bình ủ trà sữa từ bình ủ trà 8lbình ủ trà 12l... đến các loại bình ủ trà có đồng hồ.Thiết kế 2 lớp cách nhiệt giúp giữ nhiệt lâu hơn, tránh ảnh hưởng của môi trường. Thiết kế vòi thông minh tránh để lại cấn, cặn. Không làm bay mùi trà khi rót

Cách sử dụng bình giữ nhiệt trà sữa

Bước 1: Sau khi đã ủ được lượng nước cốt trà cần để sử dụng, bạn lọc bã trà và mở nắp đổ vào bình giữ nhiệt.
Bước 2 : Đóng nắp bình lại, theo dõi nhiệt độ ở đồng hồ bên ngoài thân bình.
Tùy từng loại bình giữ nhiệt trà sữa hay bình  ủ trà khác nhau, nhiều loại sẽ có đồng hồ đo nhiệt độ nước gắn trên bình, có loại sẽ không có. Vì vậy bạn sẽ cần theo dõi nhiệt độ trà cẩn thận tránh trường hợp trà để lâu thường bị mất hương vị , mùi thơm.
Bước 3 :  Khi sử dụng để pha chế bạn vặn vòi và sử dụng
Bước 4 : Vệ sinh bình cuối ngày.
binh-giu-nhiet-tra-sua
Bình giữ nhiệt trà sữa
Nước cốt trà chỉ có thể lưu giữ trong một thời gian nhất định từ khoảng 4,5 tiếng đồng hồ tùy từng loại bình bạn sử dụng. Chính vì thế bạn nên căn thờ điểm cao điểm của quán để dự trữ lượng nước cốt trà cần thiết. Nếu ủ quá lâu trà sẽ bị biến chất đăng, chát mất hoàn toàn hương vị thậm chí là có mùi thiu. Bạn không nên dữ trữ lượng trà quá nhiều, gây lãng phí.
Với các thiết bị chuyên nghiệp, tự hào là đơn vị cung cấp máy móc thiết bị pha chế cho rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng, hay thương hiệu trà sữa lớn như Gong – Cha, Royal Tea, Icha….  AUTOSHOP là đối tác chiến lược đơn vị chuyên cung cấp máy móc thiết bị pha chế UY TÍN – CHẤT LƯỢNG hàng đầu Việt Nam hiện nay . Không chỉ đưa ra những giải pháp thiết kế, setup quán tốt nhất, cùng với đội ngũ trẻ nhiệt huyết Autoshop đã cung cấp những loại máy pha trà sữa cần thiết với giá cả ưu đãi phù hợp nhất giành cho bạn.

Thiết Bị Máy Móc Kinh Doanh Trà Sữa  AUTOSHOP

Địa chỉ:  17 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Cách ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương 100m)
Hotline: 0974549031
Cơ sở 2: 183/5 Nơ Trang Long,  P.12, Q. Bình Thạnh,  Tp. HCM
Hotline: 096 962 8878
Facebook: fb.me/maymockinhdoanhtrasua/
Email: sale.autoshop@gmail.com

IN DECAL OTO TỐT NHẤT TẠI THIÊN LONG ADV

In Decal Oto: Giới thiệu chung

In decal oto là một loại vật liệu được sử dụng khá nhiều trong ngành in ấn quảng cáo. In Decal oto là chất liệu in sử dụng mực loại gốc dầu với độ dày 160mg trở lên mới bám mực. In Decal là loại in chịu được nắng mưa, đảm bảo được độ tươi và sự bền màu, độ bám dính. Với độ bền và hình ảnh sắc nét, giá cả phải chăng nên in decal oto đang là sự lựa chọn sáng suốt của nhiều khách hàng.
Công Ty Thiên Long nhận in trên mọi vật liệumạ vàng trên mọi chất liệu, tự hào là đơn vị sn xut và phân phi quà tng hàng đầu trên cả nước. Thiên Long cam kết chất lượng sản phẩm hoàn hảo và dịch vụ chăm sóc tận tình sẽ khiến tất cả quý khách hàng đều hài lòng
decal ô tô đẹp giá rẻ chất lượng tốt nhất hà nội
In decal lên ô tô

In Decal Oto: Đặc điểm

Kích thước

  • Giống với in decal PP, kích thước các khổ in bao gồm  914mm x dài, 1070mm x dài, 1270mm x dài, 1520m x dài
  • Thường được dùng để ngoài trời
  • Chuyên dùng để dán lên ô tô, dán lên kính, bán lên biển bảng quảng cáo, bồi lên meka, bồi lên kính.
  • In Decal ôtô có độ bền cao, chịu được nắng mưa tốt, giá thành thì cao hơn in pp trong nhà một chút và thấp hơn decan PP ngoài trời.
  • Có độ bám dinh cao giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn
dán decal ô tô nhanh đẹp giá rẻ tốt nhất tại hà nội
In decal oto chất lượng

In Decal Oto: Ứng dụng thực tế

Ứng dụng:

 In Decal oto giá rẻ thường được dùng để dán lên oto, dán lên kính
 Làm biển bảng quảng cáo, bồi lên mika, bồi lên kính…
 In decal oto được in trực tiếp lên oto, xe bus… giúp quảng bá thương hiệu , hình ảnh công ty đến với người dùng
 Tạo cho oto thêm vẻ sành điệu, nổi bật giữa đường phố, mang lại sự tự tin

Thời gian hoàn thành

Nhanh nhất trong ngày

Đơn giá

Vui lòng liên hệ 098 522 1111 hoặc 0978 802 008 để được tư vấn và báo giá chi tiết
dán decal ô tô đẹp chất lượng tốt giá rẻ tại hà nội
in decal oto giá rẻ nhất
Với đội ngũ nhân viên lành nghề, tận tụy cùng với việc áp dụng những công nghệ hiện đại trên thị trường, Công ty Quà Tặng Thiên Long tự tin sẽ mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và hơn hết là sự hài lòng tuyệt đối của quý khách hàng!
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan:

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Sự  tồn tại của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế là một sự tất yếu của việc nền kinh tế phát triển và sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán. Chúng ta không thể chối bỏ sự tồn tại của thị trường này mặc dù biết rằng hoạt động trên thị trường này có thể mang đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Vai trò của hoạt động mua lại, sáp nhập hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam là công cụ để giúp doanh nghiệp thực hiện công tác tái cấu trúc lại doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân trong môi trường cạnh tranh càng trở nên khắc nghiệt. Mặt trái của hoạt động này có thể được khắc phục nếu có được một sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và sự chuẩn bị, thực hiện tốt từ phía doanh nghiệp trước, trong và sau khi giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã được tiến hành.
Để có một thị trường M&A phát triển lành mạnh và hiệu quả thì hiện nay chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường M&A hiện nay tập trung vào 2 nhóm chính là các giải pháp mang tầm vĩ mô và nhóm giải pháp về khía cạnh kỹ thuật.

Các giải pháp mang tính vĩ mô

Xây dựng một hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi vì có được một hành lang pháp lý hoàn chỉnh thì mới tạo được sự chắc chắn trong quá trình thực hiện về phương diện quản lý và trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia. Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều phải hoạt động theo qui định của pháp luật, như vậy pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hoạt động này trong nền kinh tế Việt Nam thì cần xây dựng một hành lang pháp lý để bảo hộ và quản lý hoạt động đó.
Vấn đề quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hiện nay ở nước ta là cần nhanh chóng đưa ra một văn bản hướng dẫn thống nhất dành riêng để điều tiết hoạt động này. Trước thực trạng hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đang được đề cập và điều tiết ở nhiều Luật khác nhau bởi các khía cạnh khác nhau nhưng lại không có một văn bản qui định việc quản lý cụ thể cho hoạt động này là một thiếu sót rất lớn và chính điều đó nói lên rằng hiện tại Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý để quản lý thị trường M&A. Trước mắt văn bản hướng dẫn việc thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp chưa cần đưa ra dưới hình thức là văn bản Luật mà có thể là Nghị định hướng dẫn thực hiện, rồi sau đó dần bổ sung và phát triển lên thành Luật. Bởi vì đây là một hoạt động rất phức tạp và chỉ mới được tiếp nhận vào nền kinh tế nước ta và chắc chắn là nó sẽ có mang những đặc tính riêng của nền kinh tế Việt Nam cho nên không thể quá dựa vào văn bản Luật hướng dẫn việc thực hiện hoạt động này ở các nước khác để xây dựng thành văn bản Luật cho Việt Nam. Để ban hành văn bản pháp luật cho hoạt động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam thì cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến từ các nhóm đối tượng như: các công ty đang thực hiện tư vấn cho hoạt động M&A, các nhà chuyên gia nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước và các doanh nghiệp đã và đang có ý định thực hiện M&A trong tương lai.
Mặc dù hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật riêng nhưng nó vẫn chịu sự điều tiết của Luật doanh nghiệp ở phương diện là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, vẫn chịu sự điều tiết của Luật cạnh tranh trên phương diện là một hình thức tập trung kinh tế, vẫn chịu sự điều tiết của Luật đầu tư bởi nó vẫn là một trong số các hình thức đầu tư trực tiếp và nó vẫn chịu sự quản lý của Luật chứng khoán nếu hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện bằng cách mua cổ phần của công ty.
Văn bản pháp luật qui định đối với hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp sẽ qui định những nội dung cụ thể như:
Phân công cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này và qui định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý đó;
Cách nhận thức về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong luật và nền kinh tế Việt Nam;
Các hình thức thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp;
Các tổ chức, cá nhân nào có liên quan đến hoạt động này và trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, các nhân có liên quan đến quá trình thực hiện M&A;
Thủ tục và trình tự thực hiện công việc này; qui định về vấn đề công bố các thông tin có liên quan đến tổ chức cá nhân có thực hiện hoạt động M&A này với các thông tin của vụ giao dịch đó với từng đối tượng khác nhau và thị trường, qui định thời gian công bố thông tin;
Những qui định đối với vấn đề định giá giá trị doanh nghiệp để đáp ứng cho yêu cầu mua lại, sáp nhập doanh nghiệp;
Các hình thức hoạt động M&A bị cấm thực hiện.
Khung pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam cần lưu ý đến những nội dung:

Cần đưa ra khái niệm về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong luật pháp Việt Nam tương đồng với khái niệm về hoạt động này trên thế giới

Hiện tại, tổng kết lại các hình thức có liên quan đến vấn đề mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được trình bày trong nhiều văn bản Luật khác nhau thì có rất nhiều các hình thức: góp vốn, mua lại doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp. Sự phân biệt quá chi tiết của các hoạt động trên như đã phân tích là không cần thiết và thậm chí còn tạo nên một sự lẫn lộn giữa các hình thức này. Trong khi đó quan điểm về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp hiện tại trong pháp luật Việt Nam thì không thống nhất với quan điểm của thế giới. Sự không đồng nhất này gây khó khăn cho hoạt động M&A và nhất là trong giai đoạn hội nhập thì sự tham gia của phía nước ngoài vào thị trường M&A sẽ ngày càng gian tăng. Vì thế, văn bản hướng dẫn việc thực hiện và quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp khi ban hành cần đưa ra khái niệm về hoạt động này tương đồng với quan điểm trên thế giới, cụ thể như sau:
Nên thống nhất khái niệm trong luật pháp Việt Nam và thế giới về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, cụ thể:
Xem hoạt động “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp” là một hoạt động gồm 2 hoạt động là “mua lại” và “sáp nhập”
“Mua lại” là hình thức mà một công ty đi mua lại một phần hay toàn bộ cổ phần hoặc tài sản của một công ty khác (công ty mục tiêu) nhằm giành quyền kiểm soát đối với công ty mục tiêu. Với định nghĩa này thì các hoạt động: mua lại, mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong qui định hiện nay là các hình thức thuộc hoạt động “mua lại doanh nghiệp”
“Sáp nhập” là sự kết hợp của hai công ty để hình thành nên một công ty mới với giá trị lớn hơn giá trị của các công ty đang hoạt động”. Như vậy, hợp nhất theo định nghĩa trong qui định hiện nay của luật pháp Việt Nam chính là hoạt động “sáp nhập doanh nghiệp” theo cách định nghĩa mới.
Với cách định nghĩa như trên thì không cần phân biệt các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại, mua lại doanh nghiệp như hiện nay.
Doanh nghiệp bị mua lại có thể là một chi nhánh, công ty con của doanh nghiệp đi mua (trong trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp) hoặc doanh nghiệp đi mua xem khoảng tiền dùng mua lại một phần doanh nghiệp khác là một khoảng đầu tư dài hạn nên không nhất thiết đòi hỏi sự đồng nhất về hình thái giữa doanh nghiệp đi mua và doanh nghiệp bị mua lại.
Ngoài ra trong định nghĩa về hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp thì không nên bắt buộc doanh nghiệp đi mua cũng như doanh nghiệp nhận sáp nhập phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị mua cũng như doanh nghiệp sáp nhập. Việc thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là một quyết định độc lập của doanh nghiệp và tùy thuộc vào khả năng và sự thỏa thuận giữa các bên tham gia mà để cho họ tự quyết định về mức độ gánh chịu những trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Đối với những trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ mà doanh nghiệp đi mua cũng như doanh nghiệp mới sau khi sáp nhập không nhận thì bên doanh nghiệp bán hoặc các doanh nghiệp sáp nhập phải tiếp tục gánh chịu những trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc tiếp tục hưởng những quyền lợi đó.

Xác định các hình thức mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Đối với hoạt động mua lại doanh nghiệp thì chỉ cần phân thành 2 hình thức là mua lại bằng cách mua cổ phiếu của công ty hoặc mua lại tài sản của công ty. Hình thức mua lại cổ phiếu của công ty sẽ chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán. Hình thức mua lại tài sản của công ty (bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình) thì chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự và Luật doanh nghiệp.
Đối với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp sẽ được quản lý thông qua các hình thức sáp nhập theo chiều dọc, sáp nhập theo chiều ngang và sáp nhập kiểu tập đoàn.
Trong các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên thực tế thường sẽ không thể hiện bản chất của các thương vụ đó ra bên ngoài nên về phương diện pháp lý thì không nên phân chia các hình thức của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên cơ sở bản chất của từng vụ giao dịch mà nên phân chia theo các hình thức mà dễ quản lý và dễ kiểm soát nhằm hạn chế tác động tiêu cực của nó có thể gây ra. Chẳng hạn đối với hoạt động mua lại, cách phân loại hình thức hoạt động như thế để tiện cho việc quản lý vì nó được thực hiện trên cơ sở chịu sự điều tết của các văn bản pháp luật khác đã được hoàn thiện khá hoàn chỉnh. Đối với hoạt động sáp nhập thì các phân loại này sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát những tác động tiêu cực của nó. Sáp nhập theo chiều ngang là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, cùng kinh doanh một loại hàng hóa, kết quả của những vụ sáp nhập theo hình thức này rất dễ dẫn đến sự độc quyền. Sáp nhập theo chiều dọc là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp sản xuất ở các khâu khác nhau trong một chuỗi của quá trình sản xuất một loại sản phẩm. Sáp nhập kiểu tập đoàn là sự sáp nhập của hai hay nhiều công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh. Kết quả của các hình thức này có thể dẫn đến hiện tượng thâu tóm các doanh nghiệp lẫn nhau. Đồng thời cách phân loại như thế cũng phù hợp với cách phân loại thông thường được sử dụng trên thế giới.

Xác định rõ cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Thông thường hoạt động mua lại, sáp nhập trên thế giới được pháp luật giám sát ở góc độ cạnh tranh nên cơ quan quản lý cạnh tranh trên thị trường là cơ quan tiến hành quản lý và kiểm soát hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Như vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế thì cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh) là cơ quan thích hợp nhất để giám sát hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.
Cục quản lý cạnh tranh chỉ quản lý các vụ giao dịch mua lại, sáp nhập có giá trị lớn, có khả năng gây tác động đến thị trường. Đối với các giao dịch không thuộc thẩm quyền quản lý của Cục quản lý cạnh tranh thì sẽ báo cáo với cơ quan quản lý doanh nghiệp ở địa phương cùng lúc với việc xin cấp giấy phép kinh doanh mới và trả lại giấy phép kinh doanh (nếu có). Nên qui định mức giới hạn về giá trị của vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữ Cục quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương. Mức giới hạn giá trị giao dịch có thể qui định dựa vào giá trị của hợp đồng giao dịch mua lại doanh nghiệp hoặc giá trị tổng hợp các các doanh nghiệp sau khi sáp nhập. Không nên qui định mức giới hạn quản lý các vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp theo thị phần có liên quan vì để đánh giá sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đến thị phần chung thị trường đòi hỏi có sự điều tra kỹ, đồng thời một nguyên tắc trong hoạt động M&A là 1+1 >2, như vậy về mặt lý thuyết khi hai công ty kết hợp lại với nhau, mặc dù hiện tại tổng thị phần của hai công ty cộng lại chưa đến ngưỡng thuộc sự quản lý nhưng rất có khả năng đạt được điều này ngay sau đó nếu quá trình kết hợp diễn ra suông sẻ và thành công.
Trách nhiệm quản lý của Cục quản lý cạnh tranh đối với các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp bao gồm các công việc:
Yêu cầu các doanh nghiệp có các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý thông báo về dự định thực hiện giao dịch và hợp đồng thỏa thuận giữa các bên doanh nghiệp
Báo cáo kết quả giao dịch, ra quyết định cho phép thực hiện giao dịch nếu thấy vụ giao dịch không gây những tác động tiêu cực cho thị trường hoặc không cho phép thực hiện giao dịch – nhưng phải giải thích rõ lý do.
Theo dõi tiến trình thực hiện giao dịch sau khi đã cấp phép và kiểm tra các điều kiện, thủ tục để thực hiện giao dịch.
Cần qui định rõ về thời gian báo cáo với cơ quan quản lý và thời gian trả lời của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp.

Quy định cụ thể các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm trong văn bản pháp luật

Trong văn bản pháp luật qui định về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì cần có nội dung qui định về các loại giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp bị cấm nhằm để có cơ sử ngăn chặn sự tác động không tốt của hoạt động này đến nền kinh tế và xử lý đối với các giao dịch cố ý gây nên những tác động tiêu cực đó. Các vụ M&A bị cấm như:
Có thị phần sau khi kết hợp lại chiếm trên 50% trên thị trường có liên quan. Vì giao dịch này rơi vào trường hợp các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, được qui định tại điều 18 của Luật cạnh tranh.
Thực hiện việc mua lại với ý định thâu tóm doanh nghiệp khác, tức là mua lại doanh nghiệp không chính thức, không thông báo với doanh nghiệp bị mua lại về hành vi mua lại của mình, cố ý tạo sức ép với doanh nghiệp bị mua lại. Thâu tóm doanh nghiệp là một mặt trái của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, nó dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế và hậu quả xa hơn của hoạt động này chính là gây nên sự độc quyền.
Như vậy, để có thể ngăn chặn kịp thời hoạt động bị cấm này thì doanh nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp cơ quan quản lý hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có thể yêu cầu điều tra nếu cảm thấy nghi ngờ hoặc có một số bằng chứng chứng minh cho ý định thâu tóm của đối tác.

Quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn trong các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Hoạt động M&A cần có sự tham vấn của nhiều đối tượng như công ty môi giới, tư vấn tài chính (chuyên gia tài chính, kế toán, kiểm toán), tư vấn luật (luật sư), tư vấn môi trường, … Tùy theo thực lực hiện tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ quyết định cần thêm sự hỗ trợ của những chuyên gia trong lĩnh vực nào. Do tính phức tạp và quan trọng của hoạt động M&A đối với doanh nghiệp vì thế đòi hỏi những chuyên gia được doanh nghiệp nhờ hỗ trợ cho mình cần phải có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và quan trọng hơn nữa đó chính là tinh thần trách nhiệm với doanh nghiệp. Sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của người tư vấn cho doanh nghiệp có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và doanh nghiệp phải gánh chịu. Chính vì vậy những qui định về trách nhiệm ràng buộc của chuyên gia tư vấn cho hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động M&A.
Trong văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động M&A cần có qui định về trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng này đối với doanh nghiệp trực tiếp thuê họ làm tư vấn.
Ngoài ra, cần qui định thêm những điều kiện để chứng nhận là có đủ tư cách để thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn:
Luật sư, nhân viên kiểm toán phải có giấy phép hành nghề.
chuyên gia tư vấn tài chính phải có trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm nhất định hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Đối với các tổ chức muốn thực hiện cung cấp những dịch vụ liên quan đến hoạt động M&A, ngoài các điều kiện đối với nhân viên của công ty trực tiếp cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp thì cũng cần có điều kiện đối với tổ chức. Ví dụ, để cung cấp dịch vụ tài trợ vốn cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động M&A thì tổ chức cung cấp dịch vụ phải được phép thực hiện dịch vụ tín dụng, đồng thời tổ chức này cần phải có điều kiện về lượng vốn hoạt động kinh doanh đủ lớn so với lượng vốn tài trợ cho hoạt động M&A để đảm bảo việc cung cấp vốn cho hoạt động M&A được diễn ra đúng như kế hoạch của doanh nghiệp.

Cần có những qui định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông của công ty khi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập

Người lao động giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng trong giai đoạn khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, là giai đoạn được đánh giá là giai đoạn bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề được xáo trộn, và như vậy có rất nhiều khả năng quyền lợi của người lao động bị biến động theo. Trong giai đoạn này, người lao động rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, như sự lôi kéo của đối thủ cạnh tranh, yếu tố tài chính, tiền lương tác động đến tinh thần công tác, như thế thường dẫn đến hiện tượng thay đổi chỗ làm đối với người lao động. Đối với doan nghiệp, sự từ bỏ của người lao động trong giai đoạn này là sự mất đi một phần giá trị tài sản vô hình của đơn vị, vì nguồn nhân lực cũng là một nguồn tài sản vô hình. Nhưng thông thường trong các giao dịch, thường quyền lợi của người lao động được đặt lên bàn cân cuối cùng sau quyền lợi của chỗ sở hữu doanh nghiệp và những nhà quản trị cấp cao hoặc đôi khi quen được bàn tới.
Vì thế, trong văn bản qui định và giám sát hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì cần có điều khỏan qui định về những điều kiện tối thiểu phải đảm bảo cho người lao động. Chẳng hạn cần qui định cụ thể:
Phải ưu tiên đảm bảo việc làm cho các lao động cũ của doanh nghiệp trong trường hợp bắt buộc có sự thay đổi trong kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp
Trong trường hợp, kết quả của sự mua lại, sáp nhập doanh nghiệp này là phải dẫn đến việc cho thôi việc một số lượng lao động nhất định thì cần phải đảm bảo tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng chế độ bảo hiểm xã hội và chi phí trợ cấp tìm việc làm mới trong một khoảng thời gian nhất định. Mức trợ cấp tìm việc làm mới ít nhất phải bằng mức thu nhập tối thiểu do Nhà nước qui định.
Mặc dù, việc tiến hành hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là vì lợi ích của cổ đông, nhưng vẫn có trường hợp để đảm bảo quyền lợi của một số nhóm cổ đông nhất định lại gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một số ít cổ đông khác. Vì thế văn bản pháp luật này cần phải qui định quyền mà nhóm cổ đông trong trường hợp có một nhóm cổ đông bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hoạt động này. Chẳng hạn:
Được quyền bỏ phiếu biểu quyết không thông qua kế hoạch này,
Điều quyền kiện doanh nghiệp hoặc ban điều hành doanh nghiệp, ban điều hành trực tiếp hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp
Được quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra về vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nếu có một số bằng chứng nghi ngờ hoạt động của doanh nghiệp làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Ban hành văn bản qui định hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Việc ban hành văn bản qui định hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp có thể, Ngoài những nội dung trên thì trong văn bản hướng dẫn việc thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cũng cần có những qui định trong những giao dịch có yếu tố nước ngoài. Vì đây là một hình thức M&A diễn ra phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Yếu tố nước ngoài trong hoạt động M&A có thể chia làm 2 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất là phía nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với đối tượng này thì thủ tục và điều kiện để thực hiện hoạt động M&A tại Việt Nam tiến hành theo những qui định chung .
Trường hợp thứ hai là phía nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa từng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp này, tiến trình và thủ tục thực hiện hoạt động M&A cũng thực hiện như những gì đã qui định nhưng bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài này cần phải tuân thủ thêm những điều kiện và thủ tục về đầu tư trực tiếp có vốn nước ngoài vì hoạt động M&A là một hình thức của đầu tư trực tiếp.
Tóm lại, việc ban hành một văn bản pháp luật qui định những vấn đề liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là một giải pháp quan trọng nhất để tạo điều kiện thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được hoạt động tốt hơn, phát triển theo đúng tiềm năng thực tế ở thị trường Việt Nam. Đồng thời, việc ra đời văn bản pháp luật hướng dẫn việc thực hiện hoạt động này sẽ giúp gỡ rối cho các doanh nghiệp đang và muốn thực hiện hoạt động M&A để đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam cần phải có nhiều giải pháp tích cực nhằm tạo nên sự đổi mới để nhanh chóng hội nhập thực sự vào nền kinh tế, các doanh nghiệp cần chấn chỉnh lại hoạt động và chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh mới đầy cơ hội và thách thức hơn thì việc ra đời văn bản qui định về hoạt động M&A thực sự là một hỗ trợ thiết thực của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp, M&A là một phương thức để tái cấu trúc doanh nghiệp, như vậy việc ban hành cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động M&A là giải pháp giúp cho quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp của nền kinh tế được diễn ra tốt hơn. Với yêu cầu cấp thiết và tính quan trọng của văn bản này nên khi ra đời văn bản này cần phải bao quát hết các vấn đề liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, nhằm tạo nên một khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động mua lại, sáp nhập được phát triển và phát huy hết những tác động tích cực của nó đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, và hạn chế bớt những tác động tiêu cực của hoạt động này.